Một số bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên rất thường mắc bệnh và đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa nên các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu về căn bệnh này để có thể chữa trị kịp thời tránh để lâu dài dễ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ vì tình trạng này kéo dài trẻ sẽ biếng ăn mệt mỏi thiếu sức sống.
Để giúp các bậc phụ huynh thực hiện tốt điều này benhtieuhoa.com.vn xin đưa ra 1 số bệnh tieu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ để các bậc phụ huynh có thể tham khảo.
1. Khó tiêu

-Biểu hiện ở những cơn đau bụng kèm theo trẻ sơ sinh có vẻ mệt mỏi, thở ra chất khí có mùi khó chịu, mửa, phân xấu, lúc mềm, lức lổn nhổn, có khi xanh nhớt…
-Chữa trị bằng cách thay đổi chế độ, có thể cho trẻ ăn sữa chua, pha sữa hơi loãng, cho uống nhiều nước
2. Táo bón
Khi thấy trẻ thải phân chậm, kéo dài 2 – 3 ngày, phân thường rắn và khô. Trẻ bứt rứt, mệt nhọc, hay quấy khóc là trẻ bị táo bón
Nguyên nhân:
Có thể là pha sữa cho trẻ bú quá đặc, loại sữa có nhiều chất béo. Cho trẻ ăn nhiều đạm hoặc đơn thuần là thiếu vitamin B1, C.
-Chữa trị bằng cách thay đổi chế độ, có thể cho trẻ ăn sữa chua, pha sữa hơi loãng, cho uống nhiều nước. Cho trẻ ăn thêm hoa quả như cam, quýt, chanh (có thể ép lấy nước hòa vào sữa cho trẻ bú).  Cho trẻ uống nhiều nước hoa quả như: rau muống, bắp cải, bí xanh, bí đỏ, nước khoai luộc… xoa bóp bụng cho trẻ theo hướng từ phải qua trái
-Trường hợp trẻ táo bón kéo dài, gây khó chịu phải thụt hậu môn tuy nhiên thấy trẻ chậm đi ngoài mà không có hiện tượng khó chịu thì cũng không nên nôn nóng để thụt tháo, nên để tự đi ngoài vẫn hơn.
-Khi trẻ đang bị táo bón không nên cho trẻ ăn nhiều đường, các loại quả như chuối, hồng xiêm. Mà nên thay thế các chất bột bằng rau củ.
3. Ỉa chảy

Triệu chứng: Trẻ ỉa nhiều lần trong ngày, phân lỏng hoặc tóe nước, có khi tia vọt, đôi khi phân toàn nước. Trẻ nôn, khát nước, có thể kèm thêm sốt cao.
Cách điều trị: Bồi phục nước và điện giải sớm bằng thuốc ORESOL hoặc cho trẻ ăn 1 số loại thực phẩm tự chế như nước cháo đường muối 1 lít, nước gạo rang đường muối 1 lít, cho trẻ uống thêm nước đường muối, cam, chanh, nước dừa, nước súp cà rốt…Các loại nước pha này nên dùng ngay. Các loại nước cháo, gạo rang, súp cà rốt nên dùng trong khoảng 10 giờ.
Khi trẻ ỉa chảy niên cho trẻ uống ngay từng thìa nhỏ, đừng để trẻ khát nước.
-  Nếu trẻ nuôi bằng sữa mẹ, vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ và uống thêm các loại như đã nói ở trên.
-  Nếu trẻ nuôi bằng sữa bò thì phải pha loãng sữa với nước cháo hoặc nước cà rốt.
-  Nếu trẻ đã ăn sam: Cho trẻ ăn bột, cháo với thịt nạc.
- Cho uống thêm sữa đậu nành, ăn chuối, hồng xiêm.
4. Trớ và nôn mửa

-  Nếu trẻ có hiện tượng nôn trớ sớm và nôn liên tục thì phải nghĩ đến bị các dị tật về đường tiêu hóa và sớm đưa trẻ đến bệnh viện
-  Nếu trẻ thỉnh thoảng mới bị nôn trớ mỗi bữa ăn thì đó là do trẻ bú nhiều hơi vào dạ dày do pha sữa không đúng liều lượng hoặc ăn quá nhiều…


Để hạn chế tình trạng nôn chớ ở trẻ các bạn cso thể áp dụng cách cho trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú, đặt trẻ nằm nghiêng và nới lỏng tá khi cho trẻ bú. Không nên thay đổi lượng thức ăn đột ngột. Cho trẻ ăn đủ no và nên đong đo cẩn thận khi pha sữa bò.

0 Nhận xét