Một số bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp

Các bệnh đường tiêu hóa hiện nay có thể nói là khá bổ biến mà trong cuộc đời mỗi con người ai cũng gặp vài lần ở bất cứ lứa tuổi nào, những triệu trứng của nó không thật sự nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ gây khó chịu cho người bệnh, đồng thời chức năng miễn dịch và hệ vi sinh có lợi cũng bị giảm dẫn đến bị các bệnh đường tiêu hóa thường xuyên. Bài viết này thiệu cho các bạn 1 số bệnh lý tiêu hóa thường gặp để các bạn có thể nhận dạng sớm và chữa trị kịp thời mang đến cuộc sống tốt nhất cho bản than và gia đình.


Một số bệnh lý tiêu hóa thường gặp

- Nghẹn: đây là hiện tượng phổ biến và thường gặp nhiều ở người cao tuổi. bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi bởi vì khi cơ thể bị lão hóa, các ống tiêu hóa cũng bị thu hẹp dần, thành biểu mô của niêm mạc miệng sẽ mỏng hơn gây khó khăn trong quá trình nhai nuốt. Nếu ăn vội vàng, không tập trung, người cao tuổi dễ bị nghẹn với biểu hiện thường gặp là nuốt khó, đột ngột khó thở, ho dữ dội do thức ăn bị tắc ở họng, thực quản, khí quản hay cả thực quản và khí quản. Trong trường hợp nặng, nếu không được xử trí kịp thời, nghẹn có thể gây ra tình trạng thiếu oxy trầm trọng, dẫn tới tử vong.

- Ăn không ngon: Do việc tiêu hóa là dựa vào cac cơ, sự co bóp của dạ dày và sự tiết emzeim nữa chính vì vậy khi người cao tuổi thì lượng enzim hay những chức năng của hệ tiêu hóa không còn được hoạt động tốt như hồi còn trẻ nên giảm bài tiết dịch vị, sự co bóp các cơ ruột cũng suy giảm khiến thức ăn vận chuyển từ đoạn ruột trên xuống đoạn dưới chậm nên nhiều cụ già thường không có cảm giác đói khi đến bữa ăn, dẫn đến bỏ bữa.
- Sa dạ dày: Sa dạ dày là hiện tượng dạ dày không nằm đúng vị trí của nó. Bình thường, dạ dày nằm chủ yếu ở phần xương sườn thứ 11 bên trái, một phần khác nằm ở phần bụng trên. Thường các cụ từ 60 trở đi sẽ hay gặp tình trạng này có thể ở mức sa dạ dày tới tận cuối rốn hoặc khung xương chậu. Trường hợp dạ dày sa rất thấp sẽ gây cảm giác “đầy bụng” sau khi ăn, thức ăn tồn lưu rất lâu trong dạ dày, gây cảm giác “ậm ạch”, “nặng bụng”. Biện pháp khắc phục hiện tượng này đối với nhiều trường hợp là tập đều đặn các cơ bụng.

- Viêm loét dạ dày: Viêm loét dạ dày là một căn bệnh mạn tính dễ tái phát và có tỉ lệ mắc cao nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa. Ở người cao tuổi, khi độ toan ở dịch vị giảm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn Helicobacter Pylory (HP) hoạt động gây viêm loét dạ dày..
Táo bón: Là vấn đề thường gặp nhất ở người cao tuổi. Táo bón thường mạn tính và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chung, nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Khi gặp tình trạng táo bón cần uống đủ nước là một trong những khuyến cáo nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ táo bón ở người già. Duy trì chế độ ăn với đủ thành phần với các loại rau lá xanh và ngũ cốc. Tập thể dục đem lại hiệu quả nhanh và đáng kể với táo bón.
Lưu ý:  Các thuốc làm mềm phân, thuốc thụt tháo và thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng nếu táo bón trở nên trầm trọng
- Són phân: Són phân là việc rỉ phân ngoài ý muốn. Rỉ phân có thể xảy ra một phần do tuổi già nhưng cũng có thể do: tiền sử són tiểu, bệnh lý thần kinh, ít vận động, lú lẫn, trên 70 tuổi. Són phân có liên quan tới trĩ, tiêu chảy, táo bón, chấn thương sơ sinh, tiểu đường, viêm loét đại tràng và sa sút trí tuệ. Với trường hợp này chúng ta nên có chế độ ăn giàu chất xơ và đẩy đủ thành phần, đủ nước và luyện tập thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa và điều trị són phân. Với bệnh nhân không đủ minh mẫn, cần phải luyện tập thói quen đi ngoài. Với những trường hợp nặng, cơ thắt hậu môn có thể bị rách và cần phẫu thuật để điều trị.
- Bệnh trĩ: bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại, búi trĩ dễ bị sa xuống, xuất huyết và xơ hóa.

- Viêm đại tràng mạn tính: Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm đại tràng mạn tính ở người cao tuổi là đau bụng âm ỉ, có khi đau nhiều thành cơn, có cảm giác đầy bụng, sôi, nóng ruột, rối loạn đại tiện, có khi bị táo bón 4 - 5 ngày mới đi một lần, có khi lại đi lỏng 3 - 4 lần trong ngày. Có trường hợp bệnh nhân bị xen kẽ vừa táo vừa lỏng. Qua thời gian, người bệnh thường rất khó chịu, tinh thần bất an, ăn ngủ không ngon dẫn đến kém ngủ hoặc mất ngủ kéo dài.


- Sỏi mật: Từ tuổi 40, túi mật đã bắt đầu có dấu hiệu “già”, teo đi (chứa được ít mật), các cơ ở vách túi mật kém sức co bóp (đẩy không hết mật xuống ruột), ngoài ra gan cũng kém sản xuất mật, lượng mật còn sót lại dễ tạo sỏi. Có thể nói bệnh ở túi mật và đường dẫn mật (viêm, sỏi) ở người già có tỷ lệ rất cao so với người trẻ.

0 Nhận xét